Những chất liệu thường được sử dụng để làm da ghế massage
Chất liệu da ghế massage là yếu tố quyết định độ bền của sản phẩm và trải nghiệm sử dụng của người dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những chất liệu thường được sử dụng để làm da ghế massage ở bài viết này nhé!
Các chất liệu da thường được sử dụng trong ghế massage
Da PU
Da PU là chất liệu phổ biến trên những chiếc ghế massage cao cấp. Loại da này có độ đàn hồi tốt, sản xuất với nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau và có thể tạo ra những chiếc ghế massage có mẫu mã đa dạng.
Da PU còn có khả năng chống thấm nước tốt hơn so với da tự nhiên, độ bền cao và chịu được mài mòn, va đập tốt. Hơn nữa, loại da này có tuổi thọ lên tới 5 - 6 năm, dễ dàng vệ sinh và bảo quản để giữ được vẻ mới lâu, tô điểm cho không gian sử dụng thêm sang trọng.
Da tổng hợp (Synthetic Leather)
Da tổng hợp là một loại da có tỷ lệ giống với da thật lên đến 90 - 95%. Đồng thời, loại da này còn có độ bền cao, ít bị bong tróc, mềm mịn và chống thấm nước tốt.
Bên cạnh đó, da tổng hợp thường có giá thành rẻ hơn, chỉ bằng một nửa da thật nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp tuyệt vời, tuổi thọ cao nên ghế massage được làm từ chất liệu này được khá nhiều người ưa chuộng.
Vải kim phủ nhựa Vinyl
Vải kim phủ nhựa Vinyl là một loại vải được phủ lớp nhựa làm từ Ethylene có trong dầu thô và Clo ở muối thông thường tạo thành PVC hay còn gọi là Vinyl.
Vải kim phủ nhựa Vinyl có khả năng đàn hồi tốt, chịu nhiệt và chống thấm hiệu quả. Vì vậy, chất liệu này được dùng để bọc da ghế massage, đem lại độ bền cao, hạn chế phải thay da ghế thường xuyên để người dùng yên tâm sử dụng.
Da Simili
Simili là chất liệu giả da có độ bền cao nhờ được sản xuất từ các chất liệu bền bỉ như: sợi tổng hợp polyester, sợi bông hay nhựa PVC. Da Simili ngày càng được sử dụng phổ biến, bọc da ghế massage, thay thế cho chất liệu da thật. Loại da này thường rất mềm mịn, thoáng khí, chống thấm nước tốt và dễ dàng vệ sinh đem lại trải nghiệm massage tuyệt vời cho bạn.
Da Simili có tuổi thọ cũng khá cao, bạn có thể sử dụng loại da này trong vòng khoảng 3 - 4 năm, giúp tiết kiệm chi phí thay da ghế massage đáng kể.
- Giá thành cao: Da thật thường có số lượng ít, nên có giá thành khá cao so với các loại da khác. Bên cạnh đó, ghế massage kích thước khá lớn, nếu sử dụng da thật khiến cho giá thành của sản phẩm cao, khó tiếp cận người dùng hơn.
- Độ bền của ghế massage: Da thật dễ bị ẩm mốc, bong tróc khi sử dụng ở môi trường nhiệt ẩm gió mùa như Việt Nam. Do đó, việc bảo quản sản phẩm sẽ tương đối khó khăn, người dùng cũng cần phải thay da ghế thường xuyên khi bị bong tróc, tốn kém chi phí.
- Hiệu quả massage thấp: Da thật thường khá dày và có độ cứng nhất định nên hệ thống các con lăn khó tiếp cận đến các huyệt đạo để thực hiện kỹ thuật massage, từ đó làm giảm hiệu quả massage đáng kể.
- Thấm nước, độ đàn hồi kém: Da thật có khả năng thấm nước, và khi nước được hấp thụ vào da, nó có thể gây mất độ đàn hồi và làm hỏng bề mặt da. Điều này làm cho việc vệ sinh và bảo quản ghế massage trở nên khó khăn hơn.
Những điều cần lưu ý khi vệ sinh da ghế massage
Để vệ sinh da ghế massage, bạn có thể sử dụng máy hút bụi có đầu hút phù hợp để vệ sinh da ghế an toàn. Trường hợp máy hút bụi khó loại bỏ được hoàn toàn vết bẩn thì bạn nên dùng nước tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh các vết bẩn bám chắc trên bề mặt da ghế dễ dàng hơn.
Vệ sinh da ghế massage đúng cách không chỉ giúp giữ được vẻ đẹp cho ghế trong thời gian dài mà còn giúp gia tăng độ bền cho sản phẩm, từ đó đem đến cho bạn trải nghiệm sử dụng hoàn hảo.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết rõ hơn về những chất liệu thường được sử dụng để làm da ghế massage và chọn mua sản phẩm phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!